Áo bà ba thế kỷ 18-19 Áo_bà_ba

Một cô gái trong bộ áo bà baTriển lãm tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại Hà Nội

Đối với tầng lớp nhà quan lại, ngoài cách mặc áo ngũ thân trắng lót thì Áo sam trắng thường được nữ giới nam bộ mặc lót trong áo ngũ thân (lập lĩnh cổ đứng) làm tiện phục, bên dưới xỏ hài, đội nón gụ, đeo kim xuyến, vòng cổ. Áo sam có nút buộc phía trong không lộ ra ngoài.

Khi chưa có thuốc nhuộm hóa học, muốn nhuộm màu đen, màu nâu cho áo bà ba, người dân thường dùng lá bàng, vỏ trâm bầu, vỏ cây dà, cây cóc, vỏ sú vẹt hoặc trái dưa nưa… nhuộm rồi phủ bùn để chống trôi màu.

Khi có vải nhập cảng, thì lại dùng vải ú, vải sơn đầm, vải chéo go đen được sử dụng rộng rãi, vì tính tiện dụng, tối màu phù hợp với điều kiện lao động, đi lại nơi sông rạch, bùn lầy, dễ giặt và chóng khô.

Thế kỷ 20, nữ giới mặc thêm áo túi trong (áo sam không có túi), một loại áo giống như áo sam nhưng ngắn tay dùng làm áo lót, thân áo cũng ngắn hơn và không xẻ nách, may hai túi to ở hai bên để cất món đồ vặt. Đôi khi ở nhà đàn bà cũng dùng mỗi áo túi mà không bận áo bà ba bên ngoài.

Đàn ông thì mặc áo lá tương đương với áo túi của đàn bà, kích thước càng ngắn nữa, không có tay nên hở nách, hai bên bụng cũng may hai túi. Bên ngoài mặc áo bà ba. Áo túi và áo lá từ thập niên 1950 trở đi lùi dần, không còn dùng làm áo lót nữa.[2]